Blogger mặc định tự động khởi tạo tất cả các thẻ Meta cần thiết cho blog của bạn thông qua dòng mã <b:include data='blog' name='all-head-content'/>. Khi bạn tạo một blog thì các thông tin như tiêu đề, mô tả... đều được chuyển thành dạng mã mà bạn có thể thấy được khi xem source.
Dòng đầu tiên có thể là
<meta content='text/html; charset=UTF-8' http-equiv='Content-Type'/>
Thẻ này chỉ ra rằng trang web mà bạn đang xem là kiểu HTML và các kí tự trên đó sử dụng kiểu mã hóa UTF-8.
Tiếp theo, bạn sẽ thấy:
<meta content='blogger' name='generator'/>
Thẻ này khai báo rằng trang web dùng mã nguồn Blogger của Google.
Tiếp nữa:
<meta content='true' name='MSSmartTagsPreventParsing'/>
MSSmartTags mà phần mở rộng gây tranh cãi trên trình duyệt IE mà Microsoft đã đề xuất trước đây. Ý tưởng của nó là thế này: khi bạn truy cập một trang web, IE sẽ tự động scan các từ, cụm từ nhất định và làm nổi bật chúng rồi kết nối tới một mạng lưới website, mà ai cũng biết là cây nhà lá vườn MSN Advertisers (giống y như kiểu Infolinks). Do vậy, thẻ MSSmartTagsPreventParsing được sinh ra để ngăn chặn thứ dở hơi này, tuy vậy IE6 sẽ không thực hiện MSSmartTagsPreventParsing.
<link href='favicon.ico' rel='icon' type='image/vnd.microsoft.icon'/>
Dòng này chắc chắn là link Favicon của Blogger
<link href='...' rel='canonical'/>
Trước hết thì ta phải hiểu một canonical page là gì, nó là một trang trong website mà được ưu tiên trong số nhiều trang khác mà có nội dung gần giống nhau. Ví dụ như một trang bán hàng liệt kê một lô sản phẩm cùng loại chẳng hạn, nó có thể được liệt kê theo giá hoặc theo alphabe nhưng nhìn chung đều có nội dung là "mặt hàng này". Thuật toán của Google sẽ lựa chọn một trang được coi là tốt nhất để index. Người làm web có thể chỉ định một page trong website của mình là một trang được ưu tiên trong số nhiều trang có cùng nội dung bằng cách thêm rel='canonical' và trang đó sẽ được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm trên Google. Thật may mắn là thuộc tính canonical này được tự động chèn vào link Blogger.
<link rel='alternate' type='application/atom+xml' title='Atom' href='/feeds/posts/default' />
<link rel='alternate' type='application/rss+xml" title='RSS' href='/feeds/posts/default?alt=rss' />
Hai dòng này qui định địa chỉ RSS và Atom của blog
<link rel='openid.server' href='http://www.blogger.com/openid-server.g' />
Đây là link mà Blogger dùng để xác nhận OpenID dựa theo link blog
Hai dòng cuối cùng:
<link rel='service.post' type='application/atom+xml' title='Atom' href='http://www.blogger.com/feeds/.../posts/default' />
<link rel='EditURI' type='application/rsd+xml' title='RSD' href='http://www.blogger.com/rsd.g?blogID=...' />
Hai link này để chỉ đích cho các ứng dụng Atom, giúp các ứng dụng của hãng thứ 3 xác định được Atom API để khai thác, chúng cũng là một thành phần của head-tag nhưng không thuộc meta tag
Ngoài ra, trong head content bạn có thể thấy một số đoạn script như thế này:
<script type='text/javascript'>(function() { var a=window;function ....attachEvent('onscroll',k);})();</script>
Script này qui định feed link cho phần comment của Blogger, nếu không có nó thì tiện ích Recent Comments sẽ không hoạt động, và không có avatar trong phần comment của blog.
<link rel='stylesheet' type='text/css' href='http://www.blogger.com/dyn-css/authorization.css...'/>
Nếu thiếu cái này thì không thể sử dụng tính năng chỉnh sửa nhanh trên blog khi đăng nhập bằng tài khoản admin.
<!--[if IE]> <script> (function() { var html5 = ...</script> <![endif]-->
Đoạn script này thì chủ blog cũng không biết nó có tác dụng gì (ai biết thì giải thích hộ)
Trên là toàn bộ các Meta Tags sẽ xuất hiện trong phần head của blogspot khi view source code. Có một số thủ thuật về SEO mà áp dụng được trên các thẻ meta này, có lẽ sẽ có thêm một bài về vấn đề này trong thời gian tới.