Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Blogspot : một số vấn đề thường gặp

blogger bug
Trong quá trình chỉnh sửa tùy biến Blogger hẳn không ít lần bạn mắc phải sai lầm khiến phát sinh lỗi ngoài ý muốn. Bạn không biết nên làm lại từ đâu và sửa chữa như thế nào ? Bài viết này có thể sẽ giúp được bạn, đây là tổng hợp một số vấn đề mà rất nhiều người dùng Blogger thường mắc phải, kèm theo cách giải quyết.




     Điều quan trọng nhất trước khi chỉnh sửa template là sao lưu một bản gốc để có thể phục hồi lại khi cần thiết. Nếu sau khi tùy biến mà bạn nhận ra template của mình bị mất một số thành phần (avatar, label, .v.v...) thì có thể hoàn nguyên mẫu tiện ích về mặc định để "lấy lại những gì đã mất".

1/ Bị mất bài ở trang chủ
   Đây là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải, nguyên nhân là do tính năng auto-pagination của Blogger tự động cắt bớt số bài đăng để blog của bạn load nhanh hơn. Đặc biệt nếu ở trang chủ có các bài đăng chứa nhiều hình ảnh thì khả năng mất bài là khá cao.

    Cách giải quyết: dùng tính năng read more (đọc thêm) của Blogger để thu gọn nội dung các bài đăng ở trang chủ (đừng nhầm lẫn với auto-readmore, nó chắc chắn không giúp bạn giải quyết được vấn đề này). Nếu không thấy tính năng này thì bạn vào phần cài đặt của Blogger rồi chọn cập nhật trình chỉnh sửa bài đăng.

2/ Số bài đăng của mỗi nhãn hiển thị không chính xác
Cách giải quyết : tìm trong template dòng sau
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'>
Sửa nó thành:
<a expr:href='data:label.url + &quot;?&amp;max-results=10&quot;' rel='tag'>
10 là số bài đăng tối đa mà bạn muốn hiển thị trên từng nhãn.

3/ Mục bài đăng cũ hơn, bài đăng mới hơn không hiển thị
     Lỗi này do nhiều nguyên nhân, cách giải quyết thường là hoàn nguyên mẫu tiện ích về mặc định, nếu vẫn không được thì bạn kiểm tra trong template xem đã có dòng này hay chưa :
#blog-pager { clear : both; }
4/ Tiện ích phân trang không hoạt động
     Blog của bạn phải có một số lượng bài đăng nhất định thì tiện ích phân trang mới hoạt động. Ngoài ra nếu bạn cài đặt blog ở trạng thái chỉ có tác giả xem được thì cũng sẽ không thấy phân trang.

5/ Tiện ích Popular Posts không hiển thị ảnh thumbnail
     Mặc dù tất cả các bài đăng phổ biến của bạn đều chứa hình ảnh nhưng tiện ích Popular Posts của Blogger vẫn không hiển thị ảnh đại diện. Khi bạn đăng bài và dùng tính năng chèn hình ảnh của Blogger thì chúng được tự động upload lên Picasa, và tiện ích Popular Posts chỉ lấy các ảnh này làm ảnh đại diện thu nhỏ. Do vậy nếu bạn copy link ảnh từ các trang web khác (không phải từ Picasa) thì sẽ không thấy ảnh thumbnail. Đây cũng là cách mà Blogger khuyến khích người dùng tự viết bài và không nên đi sao chép của người khác.

6/ Ảnh trong bài đăng quá to và lấn sang sidebar
     Bạn có thể điều chỉnh kích thước tối đa của ảnh chứa trong bài đăng bằng đoạn CSS sau:
.post img { max-width: 600px; }
Đoạn code trên có nghĩa là nếu bài nào chứa ảnh mà có kích thước quá lớn thì sẽ tự động thu nhỏ (resize) bề rộng còn 600px. Các ảnh nhỏ hơn 600px vẫn giữ nguyên kích thước.

7/ Blog load quá chậm
     Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm, thường là do bạn không dùng tính năng đọc thêm (read-more) của Blogger mà lại dùng auto-readmore script. Việc phải tải toàn bộ nội dung của tất cả bài đăng ở trang chủ khiến tốc độ blog giảm rất nhiều. Ngoài ra, việc lạm dụng quá nhiều tiện ích bên ngoài như Bài đăng mới, Bài đăng theo nhãn, bài đăng ngẫu nhiên (có ảnh đại diện)... cũng gây chậm đáng kể. Sử dụng các tiện ích do chính Blogger cung cấp là tốt nhất. Bạn có thể tham khảo bài viết này để cải thiện tốc độ cho blog của mình.

8/ Các tiện ích có dùng js không hoạt động
     Các link .js trong template của bạn đã die, bạn cần upload chúng lên một host khác (Dropbox, Google Code...). Hoặc bạn có thể chèn trực tiếp đoạn mã trong file js vào thẳng trong template. Cách này có ưu điểm là nhanh, không phụ thuộc vào host nhưng nhược điểm là dễ khiến bọ của Google nhầm lẫn giữa nội dung bài với đoạn mã mà bạn đã chèn, ảnh hưởng tới SEO.

9/ Chuyển toàn bộ Blog sang một tài khoản khác, làm thế nào ?
     Đăng nhập vào Blogger -> Cài đặt -> Quyền , ở mục Tác giả blog bạn nhập địa chỉ tài khoản mới (email). Cấp quyền quản trị (Admin) cho tài khoản đó, đăng nhập vào hộp thư tài khoản mới để xác nhận, cuối cùng bạn gỡ bỏ quyền quản trị của tài khoản cũ và remove nó đi. Khi bạn muốn xóa một blog nào đó mà không muốn phải đợi đến 90 ngày thì cũng có thể dùng cách này.

     Trên đây là các vấn đề thường gặp của Blogger, cách giải quyết có thể chưa phải là tối ưu. Nếu bạn có ý kiến khác thì có thể bổ sung ở dưới đây, chắc chắn nó sẽ có ích cho nhiều người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét