Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Vì sao chỉ có con người biết nói?

Chẳng hạn, khỉ có thể nắm vững những cấu trúc từ đơn giản, tương tự như việc nhận ra "the" và "a" luôn được theo sau bởi những từ khác. Nhưng chúng không thể hiểu được các cấu trúc điều kiện phức tạp hơn như "if.... then..." (nếu... thì...). Nấc thang ngữ pháp này, mà tất cả các ngôn ngữ của loài người đều phụ thuộc, có thể "là nút cổ chai kiến thức quyết định mà chúng ta phải đi qua trong quá trình phát triển và sử dụng ngôn ngữ", Marc Hause thuộc Đại học Harvard cùng Tecumseh Fitch, Đại học St Andrews, Scotland, cho biết.
Fitch và Hauser đã thực hiện hai thử nghiệm bằng tai trên những con khỉ tamarin đầu trắng, trong đó người ta sẽ đọc lên một chuỗi các từ một âm tiết.
Trong thử nghiệm đầu tiên, các từ ngẫu nhiên được gọi ra theo một chuỗi sắp xếp nghiêm ngặt: giọng nam trước, giọng nữ sau. Những con khỉ đáp ứng với sự thay đổi đột ngột trong quy luật nam - nữ này bằng cách nhìn vào miệng người đọc. Điều này cho thấy chúng có thể nhận ra những quy luật đơn giản.
Trong thử nghiệm tiếp theo, quy luật ngữ pháp được thiết lập theo kiểu giọng nam có thể đọc ra 1, 2 hoặc 3 từ, rồi đến giọng nữ cũng tương tự. Loại thử nghiệm này phức tạp hơn một chút, được gọi là sự lồng diễn, vì nó liên quan tới việc tồn tại 1 quy luật trong 1 quy luật khác.
Lúc này, những con khỉ không thể nhận ra bất kỳ thay đổi nào trong chuỗi từ. Tuy nhiên, 12 người tình nguyện khi được thử nghiệm tương tự lại không gặp khó khăn như vậy, mặc dù hầu hết họ không thể giải thích thực sự quy luật đó là gì.
"Khả năng nhận biết sự lồng diễn là độc nhất ở người và ảnh hưởng không chỉ tới ngôn ngữ mà còn hầu hết hành vi của chúng ta", chuyên gia ngôn ngữ linh trưởng David Premack cho biết. "Chẳng hạn, trong một lớp học chúng ta thường thấy em A nhìn em B, em B nhìn em C, và em C nhìn thầy giáo. Nhưng trong họ nhà tinh tinh, chúng ta thấy khỉ A nhìn mẹ nó, khỉ B nhìn mẹ nó, khỉ C nhìn mẹ nó... "
Premack tranh luận rằng mặc dầu khả năng lồng diễn không hoàn toàn cần thiết cho ngôn ngữ - bởi vì chúng ta còn nói cả những câu đơn nghĩa - nhưng khả năng hiểu được những câu nói ẩn ý có thể là một trở ngại khiến cho khỉ không thể phát triển được tiếng nói.
"Khỉ không những không thể nói được, chúng còn không thể bắt chước đúng các hành động và không thể dạy lại - là những kỹ năng cần thiết cho ngôn ngữ", ông nói.
Premack tin rằng khả năng nắm vững các quy luật ẩn ngữ là chìa khóa cho sự linh động của loài người, cho phép con người tư duy trừu tượng, sử dụng phép ẩn dụ và những khái niệm bao hàm như thời gian.
B.H. (theo NewScientist)


********

Tại sao con người lại là động vật duy nhất có khả năng sử dụng ngôn ngữ, mặc dù loài linh trưởng có thể hiểu được một số nguyên tắc cơ bản về từ ngữ? Theo một nhóm nghiên cứu người Anh và Mỹ, đó là nhờ một bước nhận thức quan trọng trong cấu trúc ngôn ngữ.
Tai sao nguoi biet noi con khi thi khong
Khỉ thật, bé nói... "Xuân" xem nào!
TS Marc Hauser thuộc ĐH Harvard (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Loài khỉ hoàn toàn có thể nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản về cấu tạo từ nhưng chúng lại không thể hiểu được những nguyên tắc quan trọng hơn tạo nên giai đoạn quan trọng tiếp theo về cấu trúc ngôn ngữ. Ví dụ, khỉ có khả năng nắm vững những cấu trúc từ đơn giản, chẳng hạn như sau "the" và "a" luôn luôn có một từ khác. Nhưng với mẫu câu "nếu ... thì" thì chúng đành bó tay. Tất cả mọi ngôn ngữ của loài người đều phải dựa vào ngữ pháp, và ngữ pháp chính là cánh cửa nhận thức mà chúng ta phải đi qua thì mới có thể xây dựng và sử dụng ngôn ngữ."
Cùng với Tecumseh Fitch, nhà tâm thần học thuộc ĐH St Andrews (Scotland), Hauser tiến hành 2 cuộc thử nghiệm đối với khỉ sóc bằng cách cho người đọc to các từ có 1 âm tiết. Trong cuộc thử nghiệm thứ nhất, giọng nam đọc lên một từ, sau đó là đến giọng nữ, cứ thế lần lượt đọc hết các từ chuẩn bị sẵn. Lũ khỉ phản ứng trước những lần nghỉ của cách đọc này bằng cách nhìn vào loa phát thanh. Điều này chứng tỏ rằng chúng có khả năng nhận biết quy luật đơn giản nói trên.
Trong cuộc thử nghiệm thứ 2, quy luật đọc như sau: giọng nam đọc to 1, 2 hoặc 3 từ, sau đó giọng nữ lặp lại. Kiểu này phức tạp hơn một chút, có tên gọi là đệ quy, nghĩa là quy luật trong quy luật. Lần này, bọn khỉ không phản ứng gì vì không nhận ra chỗ ngắt, trong khi con người có thể nhận ra được quy luật này mặc dù không giải thích được đó là quy luật gì.
David Premack, một chuyên gia ngôn ngữ linh trưởng nổi tiếng, cho biết: "Năng lực đệ quy là khả năng chỉ tồn tại ở con người, nó không chỉ chi phối ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng đến hầu hết hành vi của chúng ta. Chẳng hạn, trong lớp học chúng ta thường thấy trò A quan sát trò B đang nhìn trò C ngắm thầy giáo. Nhưng đối với tinh tinh, chúng ta chỉ thấy tinh tinh A nhìn mẹ, tinh tinh B nhìn mẹ, tinh tinh C cũng nhìn mẹ. Mặc dù năng lực đệ quy không phải là điều tối cần thiết đối với ngôn ngữ (vì vẫn có những câu không tuân theo quy luật đệ quy), nhưng vì không nắm bắt được năng lực này nên loài khỉ không thể phát triển ngôn ngữ của chúng được. Về mặt thể chất, khỉ không biết nói - chúng không thể bắt chước hành động một cách hoàn chỉnh và cũng không thể dạy lại cho đồng loại. Trong khi đó, dạy và học là những kỹ năng cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Việc nắm bắt được quy luật đệ quy cho phép con người tư duy những khái niệm trừu tượng, sử dụng phép ẩn dụ và hiểu được vấn đề thời gian. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa biết được là con người hiện đại có năng lực nhận biết mẫu ngôn ngữ đệ quy bẩm sinh hay không."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét